Đàn Nhị (hay còn gọi là đàn cò) là nhạc khí dây kéo (cung vĩ) ở một số nước Châu Á cũng có. Ðàn Nhị nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam. Ðàn nhị là nhạc khí phổ biến của dân tộc Việt và nhiều dân tộc khác như dân tộc Mường (Cò ke), Tày (Cửa), Thái (Xixơló), GiêTriêng (Ong eng), Khmer(T’rôchéi) … Ở mỗi dân tộc đàn nhị được gọi bằng các tên khác và hình thức, kích thước, chất liệu cũng có thay đổi chút ít. Khi học đàn nhị bạn cần phải biết các kỹ thuật biểu diễn đàn nhị như sau:
1. Về tư thế đàn
Có 3 tư thế khi biểu diễn
Tư thế ngồi:
Hai ống chân dựng thẳng, úp hai bàn chân xuống đất. Bầu cộng hưởng để ngang, mặt bầu cộng hưởng để lọt xuống giữa hai đùi khoảng hai phần mười, phần còn lại nằm phía trên đùi. Lỗ loa bầu cộng hưởng phải để hở: khi cần tiếng nhỏ thì kẹp đùi chân phải vào dây đàn dưới con ngựa.
Tư thế ngồi giường ván:
Ngồi xếp bàn tròn, bàn chân bên phải để ngửa. Ống chân bên trái đè lên giữa bầu cộng hưởng, cần đàn để thẳng, bầu cộng hưởng để ngang. Mặt bịt da của đàn để lên bàn chân về phía ngón chân, ngón chân cái để sát dưới con ngựa. Để điều khiển tiếng: bằng cách ấn nhẹ ngón chân vào con ngựa.
Tư thế đứng:
Bầu cộng hưởng đàn được tì ngang thắt lưng.
2. Về kỹ thuật diễn tấu
Âm thanh đàn nhị rất đẹp, gần giống như tiếng người do những ngón vuốt, ngón nhấn, những thủ pháp cung vĩ liền, cung vĩ ngắt,… tạo nên. Do thay đổi sắc thái, đo mạnh nhẹ tương đối dễ dàng nên Ðàn Nhị có nhiều khả năng diễn tả các mặt tình cảm con người, tình cảm trữ tình, sâu lắng, hoặc sinh động, nhiệt tình… Ðàn Nhị còn có thể mô phỏng tiếng gió rít, tiếng chim hót….
Kỹ thuật tay phải
Kỹ thuật tay phải chủ yếu là sử dụng cung vĩ, cung vĩ ở đàn nhị có tầm quan trọng đặc biệt. Điều khiển khéo léo sẽ làm cho tiếng đàn mềm mại, ngọt ngào hoặc khoẻ mạnh, chắc chắn. Hướng chuyển động của cung vĩ là đẩy từ phải sang trái và kéo từ trái sang phải.
Cách ghi
Chữ V hoa trên nốt nhạc: cung đẩy (đẩy từ đầu đến gốc cung vĩ) âm thanh không được mạnh bằng kéo cung vĩ. Do đó muốn có âm mạnh, không nên dùng cung đẩy. Chữ II trên nốt nhạc: cung kéo (kéo từ gốc đến đầu cung vĩ).
Tốc độ kéo cung vĩ nhanh, âm thanh vang lớn hơn kéo, đẩy cung vĩ chậm. Miết mạnh vĩ vào dây âm phát ra khoẻ, chắc hơn miết nhẹ. Cung vĩ có thể chia làm 3 phần: Phần đầu vĩ tạo ra âm thanh bay, nhỏ nhẹ (ở bản nhạc ghi bằng chữ “đầu vĩ”)
Phần gốc vĩ tạo ra âm thanh mạnh, khoẻ, chắc đôi lúc hơi thô (ở bản nhạc ghi bằng chữ “gốc vĩ”). Ðối với một số khoảng cao trở lên, không nên dùng cung vĩ thể hiện độ mạnh (f). Mà chỉ nên mạnh vừa (mf) trở xuống, có những âm chỉ có thể đạt được hơi nhỏ (mp) hoặc nhỏ (p). Ngoài ra do vĩ đặt trong hai dây đàn nên khi chạy nhanh nhiều âm liên tiếp giữa hai dây (từ dây nọ nhảy sang dây kia nhiều lần). Sẽ gây khó khăn cho nghệ nhân, người viết nhạc cần chú ý.
>> Có thể bạn quan tâm:
Dạy học đàn Nhị tốt nhất tại Hà Nội- Cung Cấp Nhạc Cụ – Gia sư (tại nhà)
3. Các loại kỹ thuật ở đàn nhị có 3 loại: Cung vĩ rời, Cung vĩ liền, Cung vĩ ngắt
a.Cung vĩ rời
Là cách dùng mỗi đường cung vĩ (kéo hay đẩy) để tấu một âm (độ dài âm đó không cố định) vĩ không tách khỏi dây đàn. Cung vĩ rời gồm có hai kiểu:
Cung vĩ rời lớn
Là cách kéo hay đẩy cả cung vĩ (từ gốc đến ngọn hay từ ngọn đến gốc). Để diễn tấu những âm mạnh, đầy đặn, nhiệt tình, rắn rỏi, dứt khoát. Ðánh cung vĩ rời lớn ở Ðàn Nhị khó dùng tất cả một hướng cung để tấu các âm liền nhau (tức là khó dùng liên tiếp nhiều cung đẩy cả, hay nhiều cung kéo cả). Mà phải phối hợp với cung vĩ kéo, cung vĩ đẩy xen kẽ nhau, vì vĩ bị kẹp giữa hai dây đàn, khó nhấc nhanh như cung vĩ của Ðàn Violon
Cung vĩ rời nhỏ
Là cách kéo hay đẩy 1/2 hay 1/3 cung vĩ một âm. Ðể diễn tấu những âm bay diễn tả sự linh hoạt, nhẹ nhàng. Thường dùng phần đầu vĩ và những âm mạnh biểu thị tình cảm khoẻ, chắc, thường dùng gốc vĩ.
b, Cung vĩ liền
Là cách dùng mỗi đường cung vĩ kéo hay đẩy để tấu nhiều âm. Sử dụng cung vĩ liền, âm thanh phát ra luyến với nhau, do đó còn gọi là cung luyến. Cung vĩ liền ở Ðàn Nhị bị hạn chế bởi cung vĩ ngắn. Nên không thể tấu được quá nhiều âm trên một đường kéo hay đẩy. Tuy vậy nếu tấu những âm nhẹ có thể còn được nhiều âm hơn là tấu những âm mạnh. Trong diễn tấu cổ truyền, nghệ nhân ít chú ý đến sự ưu thế của cung vĩ liền. Thông thường chỉ sử dụng từ 2 đến 4 âm (ít thấy 6 âm) trong một đường cung vĩ. Ngày nay các nghệ nhân đã sử dụng cung vĩ liền với số âm nhiều hơn trong một cung vĩ.
Ký hiệu để ghi cung vĩ liền là dấu luyến đặt trên các nốt nhạc. Khi tấu hết các nốt nhạc đặt trong dấu luyến, đường cung vĩ mới đổi hướng. Trong khi cung vĩ rời biểu hiện những âm thanh khoẻ, dứt khoát, nhẹ nhàng, tình cảm chan chứa, triền miên, có khi bay bổng phơi phới…
c, Cung vĩ ngắt
Trước kia ở Ðàn Nhị ít đánh các loại cung vĩ ngắt. Gần đây các loại cung vĩ ngắt có nhiều kết quả tốt. Ðánh những âm ngắt, ngắn với nhiều kiểu khác nhau như:
Cung vĩ ngắt rời
Là lối đánh ngắt từng âm, mỗi âm do một đường cung vĩ hay kéo ngắn gọn, vĩ không nhấc khỏi dây đàn. Có thể dùng phần đầu, phần giữa hay phần cuối cùng vĩ để đánh ngắt rời. Nhưng thường là dùng phần đầu để đánh hơn. Âm thanh cung vĩ ngắt rời phát ra dứt khoát, gọn, nhanh. Thực tế sắc thái của những âm thanh này lại dịu, nhẹ hơn là mạnh mẽ. Thường dùng trong nhịp độ nhanh vừa trở lên. Ký hiệu dấu chỉ cung vĩ ngắt rời là một chấm nhỏ ghi trên hay dưới nốt nhạc.
Cung vĩ ngắt liền
Ðánh ngắt âm thanh nhưng các âm tiến hành trong một đường cung vĩ. Mỗi âm chiếm một đoạn ngắn của cung vĩ, thường là từ phần đầu đến giữa. Âm thanh phát ra ngắn gọn nhưng không rời nhau. Kỹ thuật này thường dùng cho những âm có độ dài nhỏ trong nhịp độ từ vừa đến rất nhanh. Diễn tả được tâm trạng lâng lâng nhưng tinh tế, thoải mái nhưng không phóng túng. Ký hiệu :cung vĩ ngắt liền được ghi bằng dấu chấm nhỏ đặt trên hay dưới nốt nhạc kèm theo dấu luyến bao chùm.
Cung vĩ nhấn liền
Ðánh như cung vĩ ngắt liền, các âm tiến hành trong một đường cung vĩ như đánh miết vĩ. Nhấn từng âm và các âm vẫn luyến với nhau. Biểu hiện trạng thái đấu tranh gay gắt, có thể diễn tả sự say đắm, nặng nề. Nhịp độ bản nhạc thường là vừa và chậm. Ký hiệu cung nhấn liền: ta dùng những gạch ngang đặt trên nốt nhạc và gạch đó nằm trong một dấu luyến.
Cung vĩ nẩy rời
Ðánh ngắt từng âm, mỗi âm một đường cung vĩ (như đánh cung vĩ ngắt rời). Nhưng sau mỗi âm lại nhấc vĩ một lần (ở nhịp độ nhanh, cung vĩ nhảy trên dây đàn). Ký hiệu: đặt dầu đinh nhỏ trên hay dưới các nốt nhạc để chỉ âm nẩy rời.
Cung vĩ nẩy liền
Ðánh ngắt từng âm, nhiều âm chung một đường cung vĩ (như đánh cung ngắt liền). Nhưng sau mỗi âm lại nhấc vĩ một lần. Nhịp độ bản nhạc thường là nhanh (cung vĩ nhảy liên tục trên dây đàn). Ký hiệu là các dấu đinh nhỏ kèm dấu luyến đặt trên hay dưới các nốt nhạc. Hiệu quả của các loại cung vĩ nẩy này làm cho ta thấy những âm thanh vừa gọn, vừa nẩy. Thể hiện được không khí vui tươi, sáng sủa, nhẹ nhàng.
Cung vĩ rung
Cũng là một thứ cung vĩ rời nhỏ tiến hành với tốc độ rất nhanh trên một âm nào đó: dùng cổ tay điều khiển cung vĩ (thường là đầu cung) kéo, đẩy liên tiếp thật nhanh để phát ra nhiều lần một âm nào đó. Cung vĩ rung nghe như tiếng vê ở các đàn gảy dây. Thực hiện cung vĩ rung ở các nốt nhạc kéo dài hoặc ở các nốt nhạc ngân ngắn, ở các nốt nhạc khẩn trương, cao trào hay làm nền trong hoà tấu đều được vì nó diễn tả nhiều tình cảm, nhiều hình tượng khác nhau. Ký hiệu: đặt 3 gạch chéo ở đuôi nốt, nếu là nốt không có đuôi thì đặt 3 gạch chéo ở dưới.
Trên đây là những kỹ thuật cơ bản mà bất kỳ ai khi học đàn nhị cũng cần phải nắm rõ. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết khi học và luyện đàn nhị. Nhưng để biết và được hướng dẫn chi tiết, cụ thể và bài bản hơn thì bạn nên tham gia khóa học đàn nhị tại trung tâm nghệ thuật Adam để học tập nhanh hơn nhé!
Hãy tham gia ngay các khóa học của trung tâm nghệ thuật Adam tại các địa điểm sau:
Adam 1: số 56 Trần Quang Diệu- Đống Đa- Hà Nội
Tel: 0243.699.3333
Tel: 0243.328.2222
Adam 2: Số 290 Kim Mã -Ba Đình – Hà Nội
Tel: 0243.911.3333
Tel: 024 3.379.2222
Adam 3: Ngõ 12 Láng Hạ – Ba Đình -Hà Nội
Tel: 024 3.328.2222
Hotline : 0917 622 622
Website: https://dayhocnhac.vn/
Facebook: Trung tâm nghệ thuật Adam