Dạy học nhạc cụ dân tộc

5/5 - (5 bình chọn)

Dạy học nhạc cụ dân tộc

Dạy học nhạc cụ dân tộc
Lớp học nhạc cụ dân tộc tại trung tâm nghệ thuật Adam

Tại Trung tâm nghệ thuật Adam, các bạn yêu thích các loại nhạc cụ dân tộc cũng được thỏa mãn niềm đam mê âm nhạc. Trung tâm liên tục tuyển sinh khóa mới các lớp học nhạc cụ dân tộc. Với học phí ưu đãi nhằm thỏa mãn niềm đam mê chinh phục các loại nhạc cụ của bạn.
Trung tâm nghệ thuật Adam với đội ngũ giảng viên uy tín lâu năm tốt nghiệp chính quy đại học Học viên âm nhạc Quốc gia. Phương pháp giảng dạy tiến tiến, nhiệt tình, chu đáo cam kết sẽ đem lại cho bạn sự hài lòng về chất lượng đào tạo.

Một số nhạc cụ dân tộc vẫn được chúng tôi giữ gìn và đào tạo như một nét lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc.

Một buổi hòa tấu của Khoa Nhạc cụ dân tộc – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam


Các lớp dạy học nhạc cụ dân tộc do Trung tâm nghệ thuật Adam đào tạo.

1 – Dạy học đàn Tranh

https://dayhocnhac.vn/wp-content/uploads/Day-hoc-Dan-Tranh.jpg
Khóa dạy học đàn tranh tại trung tâm nghệ thuật Adam

Đàn tranh gọi là đàn thập lục, là nhạc cụ truyền thống của người phương Đông. Có xuất xứ từ Trung Quốc. Đàn thuộc họ dây, chi gảy. Vì có 16 dây nên đàn còn có tên gọi là Thập lục.

Đàn tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110–120 cm. Đầu lớn rộng khoảng 25–30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộmg khoảng 15–20 cm gắn 16 khoá lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm. Ngựa đàn (còn gọi là con nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây. Và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh.

Dây đàn làm bằng kim loại với các cỡ dây khác nhau. Ngày xưa dùng dây tơ. Khi biểu diễn nghệ nhân thường đeo 3 móng gẩy vào ngón cái, trỏ và ngón giữa để gẩy. Móng gẩy làm bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi mồi.

Đàn tranh thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm. Cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc tài tử, phường bát âm, dàn Nhã Nhạc. Và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

Thông tin chi tiết về lớp học tại:
https://dayhocnhac.vn/lop-hoc/day-hoc-dan-tranh/


2 – Dạy học đàn Bầu

ngày hoc và mùi
Khóa dạy học đàn bầu tại trung tâm nghệ thuật Adam

Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm. Là loại đàn một dây của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.

Đàn bầu có mặt phổ biến ở các dàn nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam.

Các nhạc sĩ Việt Nam đã biên soạn và chuyển soạn một số tác phẩm dạng concerto. Để nghệ sĩ sử dụng đàn bầu trình tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng thính phòng. Như Vì Miền Nam, Ru con, Tình ca… Đàn bầu không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà còn được nhiều khán-thính giả trên thế giới hâm mộ.

Đàn thân tre thường dùng cho người hát xẩm hoặc những nơi khó khăn. Không có điều kiện chế tác tỉ mỉ, chi tiết. Thân đàn làm bằng một đoạn tre hoặc bương dài khoảng 120 cm, đường kính 12 cm. Mặt đàn là chỗ đã được lóc đi một phần cật thích hợp trên đoạn tre hoặc bương. Loại này ít phổ biến.

Đàn hộp gỗ là loại đàn cải tiến, có tính năng ưu việt hơn. Thường do các nghệ sĩ chuyên nghiệp sử dụng. Đàn hộp gỗ có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, thường làm bằng loại gỗ nhẹ, xốp như gỗ ngô đồng… Loại đàn bằng gỗ vông được dùng phổ biến nhất.

Thông tin chi tiết về lớp học tại:
https://dayhocnhac.vn/lop-hoc/day-hoc-dan-bau/


3 – Dạy học đàn Nhị

https://dayhocnhac.vn/wp-content/uploads/Day-hoc-dan-Nhi2.jpg
Khóa dạy học đàn nhị tại trung tâm nghệ thuật Adam

Đàn nhị là một trong các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Loại nhạc cụ này thuộc bộ dây có cung vĩ. Do đàn có 2 dây nên gọi là đàn nhị (二). Đàn xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ 10. Ngoài người Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số Việt Nam cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Giấy, H’Mông v.v.)

Tuy phổ biến tên gọi “đàn nhị”, nhiều dân tộc tại Việt Nam còn gọi đàn bằng tên khác nhau. Người Kinh gọi là “líu” (hay “nhị líu” để phân biệt với “nhị chính”). Người Mường gọi là “Cò ke”, người miền Nam gọi là “Đờn cò”. Hình dáng, kích cỡ và nguyên liệu làm đàn nhị cũng khác nhau đôi chút tùy theo tộc người sử dụng nó.

Những bản độc tấu đàn cò được sử dụng rất nhiều trong nhã nhạc cung đình, các phong tục truyền thống, hát văn…

Thông tin chi tiết về lớp học tại:
https://dayhocnhac.vn/lop-hoc/day-hoc-dan-nhi/


4 – Dạy học đàn Tỳ Bà

Day hoc dan Ty ba
Khóa dạy học đàn tỳ bà tại trung tâm nghệ thuật Adam

Tỳ Bà là tên gọi của một loại nhạc cụ dây gẩy. Nhiều tài liệu đã cho biết, Tỳ Bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhật Bản với tên gọi BiWa.

Người ta chế tác đàn Tỳ Bà bằng gỗ Ngô Đồng. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn. Đầu đàn (hoặc thủ đàn) cong có chạm khắc rất cầu kỳ. Khi là hình chữ thọ, khi là hình con dơi. Nơi đầu đàn gắn bốn trục gỗ để lên dây.

Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94 – 100 cm. Phần cần đàn có gắn 4 miếng ngà voi cong vòm lên gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím chính làm bằng tre hoặc gỗ gắn ở phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau. Thuở xưa dây đàn se bằng tơ tằm rồi đem vuốt sáp ong cho mịn, ngày nay người ta thay dây tơ bằng dây nilon. Đàn có 4 dây lên theo 2 quãng 4, mỗi quãng 4 cách nhau một quãng 2: Đồ – Fa – Sol – Đô1 hoặc Sol – Đô1 – Rê1 – Sol1. Khi chơi đàn nghệ nhân gẩy đàn bằng miếng đồi mồi hoặc miếng nhựa.

Đàn tỳ bà

Ở Việt Nam đàn Tỳ Bà có mặt trong các dàn nhạc: Nhã nhạc, Thi nhạc của cung đình, Thiền nhạc của phật giáo, ban Nhạc tài tử, Phường bát âm, Dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

Mặc dù đàn Tỳ Bà có xuất xứ từ các nước khác. Nhưng qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa và trở thành cây đàn của Việt Nam. Thể hiện sâu sắc, đậm đà những bản nhạc mang phong cách của dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực khí nhạc.

Thông tin chi tiết về lớp học tại:
https://dayhocnhac.vn/lop-hoc/day-hoc-dan-ty-ba/


5 – Dạy học đàn T’rưng

Day hoc Dan T-rung
Khóa dạy học đàn T’rưng tại trung tâm nghệ thuật Adam

T’rưng là loại nhạc cụ gõ phổ biến ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam, đặc biệt là đối với dân tộc Gia Rai và Ba Na. Cái tên “t’rưng” xuất phát từ tiếng Gia Rai, lâu ngày trở nên quen thuộc với mọi người. Đàn t’rưng làm bằng một số ống tre lồ ô hay nứa ngộ có kích cỡ khác nhau. Đàn t’rưng chuyên nghiệp có khoảng 12 đến 16 ống xếp thành hàng trên giá đàn theo thứ tự đi dần lên từ ống lớn đến ống nhỏ, từ ống dài đến ống ngắn (loại đàn t’rưng dân gian chỉ có 5 ống với cách xếp ngược lại, ống trên cao lớn rồi đi dần xuống là những ống nhỏ hơn).

Đàn t’rưng có âm vực rộng gần 3 quãng tám. Kỹ thuật diễn tấu nhạc cụ này khá đơn giản, dùng dùi (bằng tre hoặc gỗ) gõ vào ống để tạo ra âm thanh; có thể đánh ngón vê, ngón á giống như chơi đàn tam thập lục, gõ nhanh chậm đều tốt; có thể đánh chồng âm hoặc đồng âm nhưng 2 nốt cách nhau 1 quãng tám.

Thông tin chi tiết về lớp học tại:
dayhocnhac.vn/lop-hoc/day-hoc-dan-trung//


6 – Dạy thổi sáo trúc

Day hoc Sao truc
Khóa dạy học sáo trúc tại trung tâm nghệ thuật Adam

Sáo trúc là 1 loại nhạc cụ nằm trong kho tàng các nhạc cụ truyền thống của VN. Hiện nay Sáo trúc là 1 bộ môn nghệ thuật được rất nhiều người yêu thích bởi hình dáng nhỏ gọn, thanh mảnh. Nhưng lại có âm thanh vô cùng trong trẻo và đi vào lòng người. Cây sáo với vẻ ngoài rất đơn giản nhưng lại ẩn chứa đầy bí ẩn trong cách chơi. Cũng như sự thể hiện chính vì vậy từ xa xưa cây Sáo luôn được nhiều người hướng đến để đi tìm thấy cái “ thần “ trong cây sáo. Cũng như để gửi gắm những tình cảm vui buồn qua tiếng sáo.

Thông tin chi tiết về lớp học tại:
https://dayhocnhac.vn/lop-hoc/day-thoi-sao-truc/

Ngoài ra, trung tâm nghệ thuật Adam có bán các loại đàn dân tộc phục vụ cho học viên và những bạn có nhu cầu mua đàn dân tộc. Nếu bạn có nhu cầu mua đàn dân tộc vui lòng liên hệ đặt hàng.