Giáo Án Bộ Môn Đàn Bầu – Giảng Viên Thùy Linh

Rate this post

GIÁO ÁN BỘ MÔN ĐÀN BẦU TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT ADAM

Người soạn: GV Thùy Linh

Tiết Nội dung mỗi tiết học
1

– Giới thiệu về cây đàn Bầu: đặc điểm cấu tạo, tính năng nhạc cụ, nguồn gốc

– Các tư thế ngồi đánh đàn bầu

– Cách cầm que đàn

– Cách cầm cần đàn

– Gẩy dây buông

2

– Một số bài tập gẩy dây buông

– Tập nhấn lên quãng 2 trưởng

– Bài tập nhấn lên quãng 2 trưởng

– Tác phẩm ứng dụng kỹ thuật: Đội kèn tí hon, múa vui…

3

– Ôn lại kỹ thuật nhấn lên quãng 2 trường và tác phẩm ứng dụng nhấn quãng 2 trưởng

– Tập nhấn xuống quãng 2 trưởng thông qua một số bài tập

– Tác phẩm ứng dụng kỹ thuật: Đếm sao, tập đếm…

4

– Ôn lại 2 kỹ thuật đã học ở buổi trước nhấn lên và xuống quãng 2 trưởng

– Bài tập kỹ thuật kết hợp nhấn lên và nhấn xuống quãng 2 trưởng

– Ôn lại những tác phẩm đã học ở buổi trước

5

– Ôn lại bài buổi trước

– Kỹ thuật nhấn lên quãng 3 thứ

– Bài tập nhấn lên quãng 3 thứ

6

– Ôn lại kỹ thuật nhấn lên quãng 3 thứ

– Kỹ thuật nhấn xuống quãng 3 thứ

– Bài tập kỹ thuật nhấn xuống quãng 3 thứ

7

– Kết hợp nhấn lên và xuống quãng 3 thứ

– Bài tập kết hợp 2 kỹ thuật

– Tác phẩm ứng dụng: Chiếc đèn ông sao, vào rừng hoa, hạt gạo làng ta…

8

– Ôn lại bài buổi trước

– Giới thiệu kỹ thuật rung dây buông

– Bài tập rung dây buông

– Tác phẩm ứng dụng: hạt gạo làng ta, bụi phấn…

9

– Ôn lại kỹ thuật rung dây buông

– Kỹ thuật rung khi trùng dây

– Bài tập cho rung trùng dây

– Tác phẩm ứng dụng: các bài dân ca viết ở giọng F- dur

10

– Ôn lại kỹ thuật rung khi trùng dây

– Bài dân ca đã học: 36 thứ chim, hoa thơm bướm lượn, lý thương nhau…

11

– Vẫn tiếp tục với kỹ thuật rung

– Học thêm bài dân ca mới

12

– Ôn lại các tác phẩm đã học

– Đánh giá chất lượng học viên

* Đây là giáo án dành cho người mới bắt đầu học đàn bầu, song song với nội dung chuyên ngành đàn bầu ở trên là nội dung lý thuyết âm nhạc cơ bản cần thiết cho từng tiết học.