Dạy học đàn tranh Trung Quốc

Rate this post

Dạy học đàn tranh Trung Quốc

Trung Hoa là một đất nước có nền truyền thống lâu đời của các loại đàn. Đàn Tranh là một loại nhạc cụ được nhiều người yêu thích bởi nét âm đặc biệt có chiều rộng, chiều sâu dễ truyền cảm xúc cho người chơi cũng như người nghe. Khi âm thanh của đàn tranh vang lên, người nghe sẽ cảm nhận thấy dịu dàng êm tai,  khiến cho con người thổn thức, lay động lòng  người  không  ngừng.

Đàn tranh Trung Quốc (古箏-Gǔzhēng) là gì?

Đàn tranh guzheng hay còn gọi là đàn cổ tranh, được nhắc đến là đàn tam thập lục, có xuất xứ từ trung hoa có lịch sử hơn 2500 (được phát minh trong thời Xuân Thu và Chiến quốc ) và được nhiều người theo học nhất . Trong giai đoạn phát triển, đàn tranh có rất nhiều loại khác nhau, có loại 12, 13, 18 hoặc 23, 25 dây. Ở mỗi một khu vực có số lượng dây đàn khác nhau.

Dưới đây là hình ảnh đàn tranh TQ

Đàn tranh Trung Quốc Guzheng được ra đời ở thành phố Dương Châu, một thành phố văn hóa lớn coi trọng văn hóa có truyền thống “thiên gia hữu nữ tiên giáo khúc” giải thích có nghĩa là nhà nào có con gái đều sẽ cho học đàn nhạc đầu tiên.

Đàn tranh Trung Quốc (đàn cổ tranh), đây là loại nhạc cụ truyền thống có xuất xứ lâu đời từ Trung Quốc và còn được biết đến là một nhạc cụ dân tộc cổ đại, có nguồn gốc từ nền văn hóa lâu đời Trung Hoa , có lịch sử từ hơn 2.500 năm. Đàn tranh thuộc họ dây, chi gảy. Ngoài khả năng hưởng thụ âm nhạc, người chơi đàn phải thành tạo và uyển chuyển ngón tay, những quãng vuốt trên các dây và gảy dây. Bên cạnh đó, đàn tranh còn có thể dùng cho cả dạng vĩ kéo hay dùng que gõ. Đàn tranh là loại nhạc khí dùng để độc tấu, hòa tấu, đệm hát nhạc dân ca, kết hợp với C-pop, nhạc Âu Mỹ,…

Phân Biệt Đàn Guzheng Và Đàn Tranh Việt Nam:

Đàn tranh Việt Nam và Đàn Guzheng có nhiều sự khác biệt từ hình dạng cấu tạo, âm sắc và kỹ thuật.

 

Nguồn gốc Đàn Tranh:

Nguồn gốc đàn tranh Việt Nam là đàn tranh giống như đàn Sắt và đàn cổ tranh (Guzheng) từ Trung Quốc truyền sang nước Việt có thể từ đời nhà Trần hay trước nữa, dùng trong dân gian dưới dạng 9 dây, 15 dây, 16 dây và từ xưa đến giờ thay đổi số dây từ dây tơ sang dây cước (dây đồng) đến dây thép. Qua 7-8 thế kỷ, người nước Việt dùng và bản địa hóa nó, tạo cho nó phong cách đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, trong thang âm điệu thức, biến nó trở thành một loại nhạc cụ bản địa mang tính dân tộc, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người Việt, và nói rõ ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam.

Cấu tạo :

 – Đàn tranh hình hộp dài , khung đàn hình thang có chiều dài 110–120 cm. Đầu lớn rộng khoảng 25–30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộng khoảng 15–20 cm gắn 16 khóa lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm. Ngựa đàn (còn gọi là con nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh.  Dây đàn tranh  làm bằng kim loại với các cỡ dây khác nhau ,(ngày xưa dùng dây tơ). Khi biểu diễn nghệ nhân thường đeo ba móng gẩy vào ngón cái, trỏ và ngón giữa để gẩy. Móng gẩy làm bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi mồi.

Âm Sắc ( Âm Thanh )

Âm sắc Đàn Tranh Việt Nam trong trẻo, sáng sủa thể hiện tốt các điệu nhạc vui tươi, trong sáng. Đàn tranh ít thích hợp với những tính cách trầm hùng, khoẻ mạnh. Tầm âm đàn tranh rộng 3 quãng 8, từ Đô lên Đô3.

Âm sắc đàn tranh Trungn Quốc thánh thót như nước chảy mây trôi. Tự nhiên mà thanh nhã chứ không dồn dập dung tục. Người đánh đàn tranh lâu năm có thể dùng tiếng đàn mà khơi dậy những dòng cảm xúc trong người nghe. Có người đã miêu tả tiếng đàn tranh: “ Âm đàn trầm lắng uyển chuyển, như một bản nhạc quyến rũ vọng lại của đất trời , khiến người nghe từ từ chìm đắm trong giai điệu tiếng đàn. Có thể nói, nghe đàn tranh không chỉ là thưởng thức nghệ thuật mà còn là một cách cảm nhận tài năng, cảm xúc và những dòng tâm tư được người chơi gửi gắm qua tiếng nhạc nữa.

Kỹ Thuật :

Kỹ Thuật chơi Đàn Tranh Việt Nam thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc tài tử, phường bát âm, dàn Nhã Nhạc và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

Kỹ thuật chơi Đàn Tranh Trung Quốc là dùng để gảy các dây đàn  là dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải , còn bàn tay trái dùng để  giật dây. Với sự uyển chuyển nhẹ nhàng kết hợp giữa 2 bàn tay làm cho người thưởng thức các tác phẩm từ đàn Guzheng trờ nên hấp dẫn hơn. Các tác phẩm phổ biến của loại đàn cổ tranh này là : Fishing Song At Dusk, Autumn Moon Over The Han Palace, Moonlight Of Spring River.

GIÁO ÁN BỘ MÔN ĐÀN CỔ TRANH (GUZHENG)

Biên soạn: GV. Nguyễn Thị Thuỳ Linh

  • Mục tiêu khoá học: 
  • Học viên nắm bắt được những kiến thức căn bản của đàn cổ tranh
  • Thực hành các kỹ thuật cơ bản trên đàn một cách nhuần nhuyễn
  • Chơi hoàn thiện một số tác phẩm âm nhạc
  • Nắm bắt được nhạc lý cơ bản
  • Tóm tắt nội dung khoá học:
Buổi Nội dung
1

Làm quen, giới thiệu về cây đàn: các bộ phận, cách đeo móng, hệ thống dây, tư thế ngồi…

Học các kiến thức âm nhạc cơ bản về cao độ và trường độ

Thực hành luyện ngón trên đàn

2

Ôn lại lý thuyết cơ bản

Thực hành luyện ngón

Thực hành thị tấu những bài đơn giản

3

Ôn lại lý thuyết cơ bản

Thực hành luyện ngón với tốc độ nhanh hơn

Làm quen với cách đánh các ngón 1, 2, 3 (cái, trỏ, giữa)

4

Học lý thuyết cơ bản

Thực hành xếp các ngón vào bài nhạc cụ thế “Biển xanh vang một tiếng cười”

5

Ôn lại bài cũ

Học kỹ thuật mới: giới thiệu móc nhỏ, móc lớn và cách diễn tấu trên đàn

Thực hành vào bài nhạc cụ thể “Mưa phùn xào xạc”

6

Ôn lại bài cũ

Học kỹ thuật mới: lướt dây

Thực hành vào bài nhạc cụ thể “Dạ tĩnh loan linh”

7

Ôn lại bài cũ

Học kỹ thuật mới: vê dây bằng tay phải và nhấn dây ở tay trái

Thực hành vào bài nhạc cụ thể: “Lệ biệt”

8

Học lỹ thuyết cơ bản

Ôn lại các bài cũ trên đàn

9

Kết hợp các kỹ thuật đã học vào bài cụ thể

Cơ sở chọn bài có thể dựa trên sở thích âm nhạc của học sinh

10 Ôn lại bài cũ và hoàn thiện bài
11

Ôn lại bài cũ

Học kỹ thuật tay trái: rung dây

Kết hợp vào bài nhạc cụ thể

12

Tổng kết:

Ôn lại những kiến thức đã học

Quay hình hoàn thiện một tác phẩm

Giáo viên nhận xét và chấm điểm

Bảng học phí đàn Tranh Trung Quốc

Kiểu lớp Học phí Thời gian Ngày học Số buổi Vở chép nhạc Tổng học phí

Cá nhân

1 giảng viên – 1 học viên

400.000 50-60 phút Tự chọn ngày học 12 20.000 4.820.000

Tập thể

1 giảng viên – 2 học viên

250.000 60 phút Trung tâm sắp xếp 12 20.000 3.020.000

Ngoài giảng dạy đàn Tranh Trung Quốc trung tâm còn kinh doanh các loại đàn tranh và nhiều loại nhạc cụ khác với giá thành hợp lí cho các học viên tại trung tâm. Bạn sẽ được hưởng nhiều ưu đãi khi mua nhạc cụ từ trung tâm, xem thêm các loại đàn tại Nhaccudantoc

Đăng ký & Nội dung

– Học viên có thể đóng trước 1/2 học phí hoặc đặt trước một chi phí nhất định để Ban quản lý Trung tâm xếp lớp.

– Ngoài học phí nêu trên, học viên cần mua thêm giáo trình; tùy vào trình độ của từng học viên sẽ có giáo trình khác nhau.

– Các lớp học sẽ được sắp xếp theo lịch của học viên; do trong một lớp học có thể có nhiều học viên với các trình độ khác nhau nên mỗi học viên sẽ được giảng dạy tập trung vào trình độ riêng của mình.

Nghỉ học & Bảo lưu

– Học viên có nhu cầu nghỉ học phải báo trước 6 giờ (lớp Cá nhân), buổi học đó sẽ được bảo lưu; học viên nên thông báo để được học bù vào ngày gần nhất.

– Nếu học viên tự ý nghỉ khi chưa có phép, buổi học sẽ không được bảo lưu.

Để lại SĐT hoặc trực tiếp đến trung tâm để được tư vấn cụ thể các bạn nhé!

Contact: Trung tâm Nghệ thuật ADAM

Mrs.Hong Nhung: 0917 622 622

Địa chỉ :

Adam 1: số 56 Trần Quang Diệu- Đống Đa- Hà Nội

Tel: 0243.699.3333

Adam 2: Số 50M2 – Ngõ 112 Trung Kính – KĐTM Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội

Tel: 0243.911.3333

Adam 3: A18 Ngõ 12 Láng Hạ – Ba Đình -Hà Nội

Tel: 024 3.328.2222

Website:https://dayhocnhac.vn/