Thanh nhạc là gì? Trong thanh nhạc, yếu tố cảm xúc hay kỹ thuật quan trọng hơn? Rất nhiều người đầu tư rất nhiều vào việc học thanh nhạc nhưng lại mơ hồ về những điều cơ bản này. Sau đây là những phân tích về những sai lầm thường gặp khi học thanh nhạc cơ bản từ các chuyên gia âm nhạc tại Trung tâm nghệ thuật Adam.
Chỉ cần cảm xúc là đủ
Đây là quan điểm của một bộ phận khán giả có thị hiếu âm nhạc nhạt nhòa. Vốn hiểu biết nghèo nàn về âm nhạc. Họ chỉ chú tâm vào âm sắc mộc mạc của giọng ca nghiệp dư. Mà bỏ qua hoàn toàn những yếu tố khác.
Điều này không hoàn toàn sai khi cảm xúc quả thực là yếu tố hàng đầu khi thưởng thức nghệ thuật. Nhưng không phải là lý do để biện minh cho những sự thiếu sót khác. Bạn không thể đi hát và tự xưng mình là ca sĩ khi bạn thường xuyên hát lệch tông, vỡ nốt, lạc nhịp, phô, chênh…
Tốt sơn hơn tốt gỗ
Lại thêm một quan niệm liên quan đến thị hiếu âm nhạc. Thay vì quan tâm giọng hát thì nhiều khán giả lại chỉ chú ý đến ngoại hình, phong cách và chất giọng… “lạ”.
Không thể phủ nhận rằng đó cũng là những yếu tố cấu thành nên chân dung của một ca sĩ… Nhưng về lâu dài, đây không thể là tôn chỉ mục đích cuối cùng mà người làm nghệ thuật hướng tới. Bởi lẽ một người nghe nhạc có ý thức. Có chiều sâu nhất định sẽ quan tâm rất nhiều đến những yếu tố thanh nhạc cơ bản. Dù bạn có những âm sắc đặc biệt, giọng hát lạ. Nhưng kỹ thuật sai thì sẽ chẳng bao giờ tạo nên dấu ấn thực sự.
Do đó, học thanh nhạc cơ bản không phải là thứ gì quá cao siêu mà chính là việc hát đúng. Đúng tông, đúng nhạc đúng nhịp, đúng nốt… Hát đúng cũng là cách bạn tôn trọng người nghe.
Kỹ thuật có cũng được, không có cũng được
Nhiều người xem nhẹ việc học thanh nhạc cơ bản. Mà không biết rằng đây là điều giúp học nâng tầm đẳng cấp và bảo toàn sức khỏe. Kỹ thuật thanh nhạc trước tiên là cách giúp bạn hát đúng. Khi hát đúng cách và biết điều khiển giọng hát của mình. Bạn sẽ giữ gìn “kho báu” trời cho một cách lâu bền hơn. Đôi khi việc hát sai kỹ thuật có thể làm ảnh hưởng đến giọng hát. Thậm chí là mất giọng và hỏng giọng. Rất nhiều ca sĩ dù đã lớn tuổi nhưng vẫn giữ được giọng ca ngọt ngào như ban đầu. Chính vì họ biết cách tôn trọng và bảo vệ giọng hát của mình.
Bất kỳ người đi hát nào cũng cần học thanh nhạc cơ bản
Không phải dòng nhạc nào cũng cần học thanh nhạc cơ bản
Quan niệm này khá phổ biến trong giới thần tượng. Và từng gây ra nhiều tranh luận giữa giới chuyên môn. Không ít người cho rằng những dòng nhạc trẻ, nhạc nhẹ. Thì không cần đến kỹ thuật thanh nhạc, chỉ cần hát cảm xúc, hát hay là đủ.
Đây là một quan điểm sai lầm. Bất cứ dòng nhạc nào từ nhạc trữ tình, nhạc trẻ, nhạc nhẹ cho đến dân ca đều cần học thanh nhạc cơ bản. Mở khẩu hình, mở thanh quản, lấy hơi, giữ giọng, nhả chữ, ngân rung … Đều là những phạm trù cơ bản nhất của thanh nhạc. Giúp chúng ta đánh giá kỹ thuật cá nhân của ca sĩ đó.
Có thể nói, muốn thành công dài lâu trên con đường ca hát. Bạn không thể xem nhẹ việc học thanh nhạc cơ bản. Có thể bạn là một chú chim hoa mi ngọt ngào nhưng đó chỉ mới là yếu tố CẦN. Làm sao để giọng hát ngọt ngào ấy trở nên duyên dáng. Và chinh phục khán giả thì thanh nhạc mới là yếu tố ĐỦ để giọng hát của bạn được tròn đầy.
Với mô hình thu nhỏ của một trường nghệ thuật cùng đội ngũ giảng viên có bề dày kinh nghiệm. Trung tâm nghệ thuật Adam tự hào là cái nôi ươm mầm những tài năng thanh nhạc.
Xem thêm: 8 kỹ thuật cơ bản trong giảng dạy thanh nhạc