Hát giọng cổ – sai lệch về âm sắc phổ biến hiện nay
Hát giọng cổ là một giọng âm sắc phổ biến gặp ở nhiều người. Tuy nhiên đó lại là âm sắc sai lệch khiến giọng hát của bạn kém hay. Vậy để sửa chữa sai lệch về âm sắc giọng cổ thì bạn cần làm gì?
Hát giọng cổ ảnh hưởng như thế nào đến chất giọng?
Âm sắc giọng cổ nặng nề khiến giọng hát của bạn nặng nề, cứng, không giữ được độ trong. Người hát giọng cổ thường phát ra âm sắc gằn, căng trong cổ họng. Ở các giọng nam, tật hát giọng cổ thường. Do hát âm thanh cổ ở âm khu cao của giọng. Hoặc hát âm thanh đóng sâu quá.
Ở các giọng nữ, sai lệch hát giọng cổ thường xảy ra khi hát âm khu ngực. Đôi khi do hát giọng ngực lên cao quá. Cả giọng nam và nữ, nếu mắc tật hát giọng cổ khi hát những nốt cao ta nghe âm thanh như tiếng gào, chứ không phải tiếng hát.
Khắc phục sai lệch về giọng hát cổ như thế nào?
– Do hát âm thanh mở với hơi thở quá nông, không nén. Muốn khắc phục sai lệch này phải tập hát với hơi thở sâu hơn, nén và đẩy hơi đều đặn, liên tục, làm dịu bớt mức căng thẳng của thanh đới để cho thanh đới rung lên được linh hoạt.
– Do hát âm thanh đóng không đúng. Trường hợp này phải tập lại cả cách hát âm thanh mở, tức là những nốt thấp và trung bình của giọng, rồi trên cơ sở những âm thanh mở đúng, mới tập hát những âm thanh đóng ở khu âm cao.
– Do bộ phận truyền âm làm việc không đúng, chủ yếu là hoạt động của mồm, thường là do hàm dưới cứng quá, lưỡi cứng, hàm ếch mềm không nhấc lên được. Cách sửa chữa ở trường hợp này là khắc phục những hoạt động không đúng của mồm, cụ thể là tập cho hàm dưới mềm mại, lưỡi hoạt động linh hoạt và hàm ếch mềm nhấc lên mềm mại ở mức độ cần thiết.
– Do hát to quá sức. Giá trị chủ yếu của âm thanh là âm sắc và độ vang (cộng minh) của nó, chứ không phải to hay nhỏ. Người ca sĩ có kinh nghiệm là người biết vận dụng sức lực một cách một cách tối thiểu mà hiệu quả tiếng hát đạt mức tối đa. Không bao giờ nên hát hết sức hoặc hát quá sức, có như vậy giọng hát cũng như cơ thể mới được thoải mái, xử lý được mọi yêu cầu về kỹ thuật, biểu hiện được tình cảm một cách chủ động và linh hoạt.
Khi sửa tật hát giọng cổ do quen hát quá to gây ra, không nên ngay tức khắc tập hát nhỏ
Bởi vì làm như vậy có thể dẫn đến sai lệch là hát không nén hơi thở (còn gọi là hơi thở không có điểm tựa).
Ban đầu bạn phải tập cho giọng hát cũng như cơ thể quen dần với trạng thái mềm mại. Một biện pháp có hiệu quả tốt là chọn những bài hát có giai điệu êm dịu. Hoặc những bài hát có tốc độ hơi nhanh, đòi hỏi âm thanh nhẹ nhàng, trong sáng, linh hoạt.
Khi tập những bài luyện mẫu âm, không nên chọn những bài có tốc độ chậm, vì những bài có tốc độ chậm dễ có điều kiện để hát gằn cổ, còn tốc độ nhanh dễ tránh được sai lệch đó. Tập những bài có tốc độ nhanh, tức là những nốt nhạc có trường độ ngắn, đòi hỏi âm thanh linh hoạt, sẽ giải phóng được phần nào sự căng thẳng không cần thiết của giọng hát.
Luyện tập để khắc phục sai lệch hát giọng cổ là một công việc phức tạp, phải kiên trì. Vấn đề nằm ở chỗ đôi khi chính người hát giọng mũi sai lệch không nhận thấy điều đó. Để sửa sai lệch về âm sắc giọng mũi bạn có thể tham gia các khóa học luyện thanh tại Trung tâm Nghệ thuật Adam. Các giảng viên thanh nhạc sẽ giúp bạn sửa chữa những sai lệch đó và có âm sắc đúng.
Đăng ký học ngay tại Trung tâm Adam
Website: Dayhocnhac.vn
Facebook: Trung tâm nghệ thuật Adam
Adam 1: số 56 Trần Quang Diệu- Đống Đa- Hà Nội
Tel: 0243.699.3333
Tel: 0243.328.2222
Adam 2: Số 290 Kim Mã -Ba Đình – Hà Nội
Tel: 0243.911.3333
Tel: 024 3.379.2222
Adam 3: Ngõ 12 số 22 Láng Hạ – Ba Đình -Hà Nội
Tel: 024 3.328.2222
HOTLINE: 0917.622.622